Phụ tùng OEM, aftermarket và genuine là ba loại phụ tùng phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô, và mỗi loại có đặc điểm riêng biệt :
1. Phụ tùng OEM (Original Equipment Manufacturer – nhà sản xuất thiết bị gốc)
Đây là phụ tùng do nhà sản xuất gốc sản xuất hoặc được các công ty khác sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất xe hơi.
Chất lượng phụ tùng OEM thường tương đương hoặc rất gần với phụ tùng genuine.
Vì là phụ tùng theo tiêu chuẩn hãng xe hơi nhưng không được gắn thương hiệu của nhà sản xuất xe, giá thường thấp hơn phụ tùng genuine nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt và độ bền cao.
Ví dụ : Bosch, Denso, NTK, NGK, Valeo, Aisin….
Cảm biến oxy Acura MDX 2007-2013 hàng oem do NTK sản xuất
2. Phụ tùng Genuine (Phụ tùng chính hãng)
Đây là phụ tùng do chính nhà sản xuất ô tô sản xuất hoặc đặt hàng từ các nhà sản xuất gốc và được dán nhãn thương hiệu của nhà sản xuất xe.
Phụ tùng genuine được thiết kế để phù hợp hoàn hảo với xe, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và tối ưu hóa hiệu suất.
Vì được bán chính hãng và mang thương hiệu, phụ tùng genuine thường có giá cao hơn cả phụ tùng OEM và aftermarket.
Ví dụ : Honda, Toyota, Nissan…
Cảm biến vị trí trục cam TDC Honda Odyssey Pilot Accord Chính Hãng
3. Phụ tùng Aftermarket
Thường là phụ tùng do các nhà sản xuất bên thứ 3 và cũng có vài nhà sản xuất gốc tham gia vào.
Phụ tùng aftermarket có thể không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của nhà sản xuất xe, do đó, chất lượng và độ bền có thể thay đổi tùy nhà sản xuất.
Ưu điểm chính là giá thành thường thấp hơn cả phụ tùng genuine và OEM, nhưng chất lượng sẽ không đồng nhất và đôi khi không vừa khít hoàn toàn với xe.
Ví dụ : Febest, Depo, TYC…
Cao su càng dọc sau Acura MDX 2007-2013 hàng Aftermarket do bên thứ 3 Febest sản xuất
Tổng Kết
Genuine: Chính hãng, chất lượng tốt nhất, giá cao.
OEM: Chất lượng tương đương chính hãng, giá thấp hơn.
Aftermarket: Giá rẻ, chất lượng và độ bền phụ thuộc nhà sản xuất.
Tuỳ vào nhu cầu và ngân sách, người dùng có thể chọn loại phụ tùng phù hợp với xe của mình.
Để lại bình luận